Ngủ đủ giấc là yếu tố quan trọng đối với sức khỏe và trạng thái tinh thần. Tuy nhiên, nhiều người vẫn đang phải chịu đựng "kẻ thù thầm lặng" mang tên mất ngủ. Điều này không chỉ vô hình gây ảnh hưởng đến đến sức khỏe lẫn tinh thần của bạn. Trong khuôn khổ Ngày Quốc Tế Ngủ Thế Giới, hãy cùng JYSK tìm hiểu những tác hại về việc mất ngủ cũng như khám phá về thời lượng giấc ngủ lý tưởng dành cho bạn, để việc ngủ ngon giấc không còn là “ác mộng”.
Ngày càng nhiều người trải qua vấn đề mất ngủ kéo dài, khiến sức khỏe lẫn tinh thần bị ảnh hưởng nghiêm trọng mà còn là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
Mất ngủ - Nỗi ám ảnh của cuộc sống hiện đại
Liệu bạn có biết mất ngủ kéo dài có thể gây ra một loạt vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như tăng lượng đường trong máu cao hơn, xuất hiện các vấn đề về gan, tăng cân và trầm cảm nặng. Đặc biệt, mất ngủ mãn tính có thể làm tăng khả năng mắc một số bệnh và bệnh lý nghiêm trọng, bao gồm: Đau tim, đột quỵ. Theo chia sẻ được đăng tải trên trang healthline.com của Tiến sĩ Nick Villalobos cho biết: “Việc không ngủ không đủ giấc sẽ làm suy giảm khả năng tập trung của bạn và khiến tinh thần lẫn sức khỏe gặp nguy hiểm.” Nhiều nghiên cứu cũng đã cho thấy việc giấc ngủ kém thường đi kèm những biểu hiện về vấn đề sức khỏe, từ tăng cân đến hệ thống miễn dịch suy yếu.
Đối với hầu hết mọi người, việc thiếu ngủ ngắn không phải là điều đáng lo ngại. Nhưng thiếu ngủ thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Thiếu ngủ có thể dẫn đến chức năng nhận thức kém, tăng tình trạng viêm và giảm chức năng miễn dịch. Nếu tình trạng thiếu ngủ tiếp tục diễn ra, nó có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính. Sẽ có 5 giai đoạn thiếu ngủ. Ở các giai đoạn thường được chia thành các khoảng thời gian 12 giờ hoặc 24 giờ. Các triệu chứng thường trở nên tồi tệ hơn khi bạn thức lâu hơn. Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, ngày càng có nhiều người gặp phải tình trạng mất ngủ. Vậy mất ngủ như thế nào được xem là tình trạng đáng báo động?
Nguyên nhân gây mất ngủ
“Thức khuya có tác hại gì?” hay “mất ngủ có hại như thế nào?” là thắc mắc được nhiều người quan tâm. Thực tế thì thức khuya, mất ngủ hay không ngủ được là tình trạng khá phổ biến ở nhiều lứa tuổi. Theo đó, việc ngủ ít hơn 7 giờ/ ngày thường xuyên, có thể dẫn đến những hậu quả không ngờ cho sức khỏe, trong đó có chứng rối loạn giấc ngủ.
Cơ thể bạn cần ngủ, cũng như nó cần không khí và thức ăn để hoạt động tốt nhất.
Trong khi ngủ, cơ thể sẽ tự chữa lành và khôi phục lại sự cân bằng tự nhiên. Bộ não tạo ra sự kết nối suy nghĩ mới và giúp duy trì trí nhớ tốt hơn.
Các dấu hiệu cho thấy tình trạng thiếu ngủ hay mất ngủ của bạn đang dần trầm trọng:
- Buồn ngủ quá mức
- Ngáp thường xuyên
- Dễ cáu gắt
- Mệt mỏi vào ban ngày
Ngoài ra, việc lạm dụng các chất kích thích chẳng hạn như ca phê cũng là nguyên nhân khiến bạn trằn trọc khó ngủ. Trên thực tế, việc sử dụng trà, cà phê… có thể làm cho tình trạng thiếu ngủ của bạn trở nên tồi tệ hơn, khiến bạn khó ngủ hơn vào ban đêm.
7 Tác hại của việc mất ngủ mà không phải ai cũng biết
Nếu bạn đã từng trằn trọc suốt đêm thì chắc hẳn đều sẽ cảm thấy mệt mỏi, cáu kỉnh và khó chịu vào ngày hôm sau. Những ảnh hưởng lâu dài của việc thiếu ngủ là có thật.
1. Mất ngủ ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương
Hệ thống thần kinh trung ương của bạn là đường truyền thông tin chính trong cơ thể. Do đó, một giấc ngủ ngon là cần thiết để giữ mọi thứ hoạt động bình thường. Trái lại, việc mất ngủ thường xuyên có thể làm gián đoạn mọi thứ, trong đó có việc gửi và xử lý thông tin trong hệ thống thần kinh của bạn. Trong khi ngủ, các tế bào thần kinh trong não giúp bạn ghi nhớ thông tin mới đã học được. Thiếu ngủ khiến não kiệt sức và không thể thực hiện được nhiệm vụ của mình. Dễ nhận thấy tình trạng này là việc bạn khó tập trung hoặc tiếp nhận thông tin mới. Các tín hiệu cơ thể bạn gửi đi cũng có thể bị trì hoãn, làm giảm khả năng phối hợp của bạn và tăng nguy cơ xảy ra sai sót trong quá trình làm việc.
Ngoài ra, mất ngủ cũng ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tinh thần và trạng thái cảm xúc của bạn. Bạn có thể sẽ cảm thấy thiếu kiên nhẫn hơn hoặc tâm trạng dễ thay đổi. Đặc biệt, việc mất ngủ cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định và sự sáng tạo của bạn. Thậm chí, một số người bị mất ngủ kéo dài có thể gặp tình trạng ảo giác - nhìn hoặc nghe thấy những thứ không thực sự tồn tại.
2. Mất ngủ mang đến những rủi ro tâm lý khác
Một số ảnh hưởng tiêu cực dễ nhận thấy đối với người mất ngủ lâu năm hoặc rối loạn giấc ngủ:
- Có hành vi bốc đồng
- Thường xuyên lo lắng, dễ trầm cảm
- Xuất hiện chứng hoang tưởng
- Một số người có thể trải qua giấc ngủ ngắn vào ban ngày, thường sẽ ngủ quên trong vài giây mà bản thân cũng không nhận ra.
Điều này vô cùng nghiêm trọng, bởi những giấc ngủ nông nằm ngoài tầm kiểm soát có thể cực kỳ nguy hiểm nếu bạn đang lái xe. Nó cũng có thể khiến bạn dễ bị chấn thương, gặp tai nạn lao động khi đang làm việc do ngủ quên.
3. Mất ngủ ảnh hưởng hệ miễn dịch
Trong khi bạn ngủ, hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra các chất bảo vệ, chống nhiễm trùng như kháng thể và cytokine. Nó sử dụng những chất này để chống lại những kẻ xâm lược từ bên ngoài như vi khuẩn và virus. Một số cytokine cũng giúp bạn ngủ ngon, giúp hệ thống miễn dịch của bạn hoạt động hiệu quả hơn để bảo vệ cơ thể tốt hơn. Do đó, mất ngủ sẽ ngăn cản hệ thống miễn dịch xây dựng sức mạnh của nó, chống lại những kẻ xâm lược và bạn cũng có thể mất nhiều thời gian hơn để khỏi bệnh.
4. Mất ngủ ảnh hưởng đến hệ hô hấp
Mối quan hệ giữa giấc ngủ và hệ hô hấp là cả hai chiều. Chứng rối loạn hô hấp vào ban đêm được gọi là chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA) có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn và làm giảm chất lượng giấc ngủ. Cụ thể, khiến bạn dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh và cúm thông thường. Thiếu ngủ cũng có thể làm cho các bệnh về đường hô hấp hiện tại trở nên trầm trọng hơn, chẳng hạn như bệnh phổi mãn tính.
5. Mất ngủ ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa
Cùng với việc ăn quá nhiều và không tập thể dục, mất ngủ sẽ khiến tình trạng thừa cân, béo phì trở nên nguy hiểm hơn. Nguyên nhân, giấc ngủ ảnh hưởng đến mức độ của hai loại hormone là leptin và ghrelin, kiểm soát cảm giác đói và no.
Leptin nói với bộ não của bạn rằng bạn đã ăn đủ. Nếu không ngủ đủ giấc, não của bạn sẽ giảm leptin và tăng ghrelin, một chất kích thích thèm ăn. Sự thay đổi của các hormone này có thể giải thích cho việc nhiều người thường ăn vặt vào ban đêm hoặc có thể ăn nhiều vào ban đêm. Việc thiếu ngủ cũng có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và lười vận động. Theo thời gian, hoạt động thể chất giảm, đồng nghĩa cơ thể tăng cân vì không đốt cháy đủ calo và không xây dựng được khối lượng cơ bắp cần thiết. Mất ngủ ngủ cũng khiến cơ thể bạn tiết ra ít insulin hơn sau khi ăn. Insulin giúp giảm lượng đường trong máu (glucose). Mất ngủ cũng làm giảm khả năng dung nạp glucose của cơ thể và có liên quan đến tình trạng kháng insulin. Những sự gián đoạn này có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường và béo phì.
6. Mất ngủ ảnh hưởng đến hệ tim mạch
Việc có được một giấc ngủ ngon sẽ giúp mang lại những lợi ích tuyệt vời, trong đó, tim và mạch máu của bạn sẽ khỏe mạnh. Bao gồm lượng đường trong máu, huyết áp và mức độ viêm. Việc ngủ đủ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tự chữa lành và bảo vệ hệ thống tuần hoàn máu và tim của cơ thể bạn.
7. Mất ngủ ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết
Liệu bạn có biết một trong những nguyên nhân khiến làn da trở nên kém sắc, xuất hiện sắc tố, thậm chí là khiến bạn trong già hơn tuổi thật đến từ việc mất ngủ. Bởi để sản xuất testosterone, bạn cần ngủ ít nhất 3 giờ không gián đoạn, đó là khoảng thời gian của giấc ngủ R.E.M đầu tiên của bạn. Việc sản xuất hormone phụ thuộc vào giấc ngủ của bạn.
Đối với trẻ em và thanh thiếu niên, việc giấc ngủ bị gián đoạn có thể gây ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone tăng trưởng. Những hormone này giúp cơ thể xây dựng khối lượng cơ bắp và sửa chữa các tế bào và mô, bên cạnh các chức năng tăng trưởng khác. Ngoài ra, tuyến yên tiết ra hormone tăng trưởng mỗi ngày, tuy nhiên việc ngủ đủ giấc và tập thể dục sẽ mang đến sự hỗ trợ tốt hơn.
Các câu hỏi thường gặp về việc mất ngủ
▶ Mức độ đánh giá tình trạng của mất ngủ là gì?
Nếu bạn chỉ mất ngủ tạm thời thì sẽ chỉ cảm thấy mệt mỏi và hơi căng thẳng. Tuy nhiên, với trường hợp mất ngủ dai dẳng có thể dẫn đến một số trường hợp sau:
- Kém tập trung và giảm trí nhớ khi học tập, năng suất làm việc giảm
- Nhạy cảm về mặt cảm xúc, căng thẳng, khó chịu và tâm trạng thất thường
- Sức khỏe và tinh thần giảm sút, dễ tăng huyết áp.
▶ Những ảnh hưởng lâu dài của chứng mất ngủ là gì?
Về lâu dài, tình trạng thiếu ngủ mãn tính có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tim mạch và quá trình trao đổi chất của bạn. Nhiều nghiên cứu cho thấy chứng mất ngủ kéo dài có thể liên quan đến nguy cơ béo phì, tiểu đường loại 2, tăng huyết áp và một số bệnh ung thư cao hơn.
▶ Mất ngủ ảnh hưởng đến não như thế nào?
Thiếu ngủ có thể dẫn đến những thách thức về nhận thức. Nhận thức đề cập đến các quá trình suy nghĩ liên quan đến học tập, ghi nhớ, lập kế hoạch và giải thích thông tin. Nhìn thoáng qua, chứng mất ngủ có thể ảnh hưởng: sự chú ý, khó ra quyết định, tâm trạng nhạy cảm và năng suất làm việc, học tập giảm.
▶ 5 giai đoạn của tình trạng thiếu ngủ là gì?
5 giai đoạn thiếu ngủ đề cập đến khoảng thời gian bạn trải qua mà không ngủ được. Sau mỗi giai đoạn, các tác dụng phụ tiêu cực bổ sung bắt đầu xảy ra. Thời gian là: 24 giờ; 36 giờ; 48 giờ; 72 giờ; 96 giờ
>>> XEM THÊM: Lời khuyên để cải thiện giấc ngủ của bạn
Xóa tan nổi ám ảnh về việc mất ngủ cùng những sản phẩm hỗ trợ giấc ngủ từ JYSK
Nhịp sống hối hả vô tình kéo ta vào những mệt mỏi đời thường. Vì lẽ đó, ai cũng mong muốn có cho mình giây phút nghỉ ngơi quý giá. Vậy nên, dù trong 365 ngày quay cuồng với những mệt mỏi, lo toan, thì đêm về bạn vẫn có được giấc ngủ ngon và trọn vẹn. JYSK hy vọng những thông tin vừa rồi sẽ giúp bạn hiểu được tác hại của việc mất ngủ, từ đó có những giải pháp cải thiện giấc ngủ kịp thời. Nếu bạn đang tìm sự trợ giúp về các vấn đề hoặc sản phẩm hỗ trợ, cải thiện giấc ngủ tốt hơn như: chăn ga, gối, giường… thì đừng ngại tìm đến JYSK – chuỗi bán lẻ quốc tế từ Đan Mạch chuyên cung cấp các giải pháp trang trí và nội thất phong cách Scandinavian, cung cấp đầy đủ và đa dạng các sản phẩm về phòng ngủ để bạn lựa chọn, chắc chắn sẽ cải thiện được tình trạng liên quan đến giấc ngủ của bạn.
Thông qua việc trải nghiệm sản phẩm chăn ga, ruột gối trực tiếp, nằm thử để cảm nhận sự thoải mái của các sản phẩm tại JYSK, từ đó giúp bạn dễ dàng đưa ra quyết định đúng đắn, phù hợp với mục đích và nhu cầu của bạn về "Giấc ngủ ngon"
Ngoài ra, khi đến mua sắm tại JYSK bạn sẽ dễ dàng tìm thấy hơn 2.000 sản phẩm đa dạng thuộc 5 ngành hàng là Nội thất – Trang trí – Gia dụng – Chăn ga gối – Đệm như đèn thả trần, đèn phòng ngủ, lồng đèn, kệ sách, bàn làm việc văn phòng, bàn ghế ăn, đồ trang trí phòng khách đẹp… có chất lượng đảm bảo cùng mức giá hợp lý. Bên cạnh đó, dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tâm, chu đáo đi kèm với chính sách thanh toán tiện lợi sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm mua sắm tiện lợi và an tâm tuyệt đối. Truy cập JYSK.vn và Fanpage JYSK VietNam ngay hôm nay, để lựa chọn những sản phẩm đệm và gối memory foam đẹp và chất lượng. Hoặc bạn có thể xem nhanh những mẹo hay hữu ích cho không gian thông qua những nội dung thiết thực: HƯỚNG DẪN CHỌN NỆM PHÙ HỢP; CHĂM SÓC VÀ BẢO DƯỠNG GỐI MEMORY FOAM; CHẤM ĐIỂM CHẤT LƯỢNG CHẤT LIỆU CHĂN GA GỐI, NHỮNG SẢN PHẨM NỆM CHÂT LƯỢNG và nhiều hơn nữa.
Xem thông tin khuyến mại TẠI ĐÂY:
Địa chỉ cửa hàng JYSK TẠI ĐÂY:
LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN
Hotline: 0904 636063 (9h00-18h00, từ T2-CN)
Facebook: JYSK Việt Nam
Email: ecom@jysk.vn
▶ Nguồn tham khảo:
https://www.healthline.com/health/sleep-deprivation/effects-on-body
https://www.healthline.com/health/sleep-deprivation/sleep-deprivation-stages
https://www.health.com/insomnia-7488296