Mục tiêu của JYSK là gắn liền yếu tố bền vững vào tất cả các lĩnh vực liên quan trong hoạt động kinh doanh. Lời cam kết của JYSK đã được hiện thực hóa thông qua hành động cụ thể
Chống biến đổi khí hậu
JYSK tham vọng cắt giảm một nửa lương khí nhà kính thải ra từ hoạt động kinh doanh tại tất cả cửa hàng, trung tâm phân phối và văn phòng vào năm 2030. Chúng tôi đang nỗ lực để các cơ sở của mình thân thiện hơn, chuyển đổi sang điện tái tạo và loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch. Chúng tôi cũng kết hợp với chuỗi cung ứng và các đối tác vận tải nhằm đặt được mục tiêu trung hòa khí cacbon trong mọi hoạt động vào năm 2050.
Nguyên liệu bền vững
Chúng tôi kỳ vọng trong tương lai tất cả sản phẩm đều được làm từ vật liệu tái tạo/ tái chế hoặc từ nguyên vật liệu bền vững.
Chúng tôi đưa ra lời cam kết cho từng nguyên vật liệu:
• Rừng: JYSK sẽ độc quyền cung cấp gỗ và giấy từ các nguồn có trách nhiệm được chứng nhận.
• Bông và các nguồn tài nguyên nông nghiệp khác: Tất cả bông của JYSK sẽ được lấy từ các nguồn có trách nhiệm và sẽ có các chứng nhận hàng đầu và sử dụng thêm các nguyên liệu tái tạo khác.
• Vật liệu tái chế: JYSK sẽ mở rộng sử dụng tối đa vật liệu tái chế trong các sản phẩm mà không ảnh hưởng đến chất lượng hoặc độ an toàn.
1. Gỗ bền vững
Đến cuối năm 2024, tất cả sản phẩm và bao bì của JYSK làm từ gỗ, bìa cứng và giấy sẽ đạt chứng nhận FSC® (FSC® N001715). Hãy tìm các sản phẩm có nhãn FSC khi bạn mua sắm tại JYSK.
FSC là viết tắt của Forest Stewardship Council® - Hội đồng quản lý rừng, một tố chức phi lợi nhuận quốc tế và hệ thống cung cấp nhãn cho gỗ và giấy, có nguồn gốc từ lâm nghiệp bền vững hoặc các nguồn có trách nhiệm khác.
Năm 2006, JYSK từng là một trong những thành viên đầu tiên khi FSC thành lập chi nhánh tại Đan Mạch.
2. Bông bền vững
Đến cuối năm 2024, JYSK cam kết cung cấp 100% bông bền vững hơn cho tất cả sản phẩm dệt may, bao gồm bông BCI, bông tái chế và bông hữu cơ được chứng nhận bởi Tiêu chuẩn dệt hữu cơ toàn cầu (GOTS).
3. Sử dụng nhiều vật liệu tái chế hơn
JYSK không ngừng nghiên cứu để tăng cường sử dụng vật liệu tái chế trong sản phẩm mà không ảnh hưởng đến chất lượng hoặc độ an toàn. Điều này động nghĩa với việc sản phẩm sẽ dễ dàng tháo rời, lắp ráp hơn, thuận lợi trong việc tái chế vật liệu.
Các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc
Căn cứ trên mục tiêu toàn cầu về sự phát triển bền vững cùng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR), chúng tôi chọn ra 5 mục tiêu toàn cầu trọng tâm nhất, có tác động và hiệu quả lớn nhất trong chuỗi hoạt động kinh doanh của mình.